Cầu Thủ Nhập Tịch Việt Nam 2021

Cầu Thủ Nhập Tịch Việt Nam 2021

Mùa giải 2023-2024, CLB Nam Định lên ngôi vô địch V.League có dấu ấn lớn của ngoại binh Rafaelson. Đến mùa giải 2024-2025, tiền đạo Rafaelson được CLB Nam Định đã hoàn tất các thủ tục pháp lý để xin quốc tịch Việt Nam. Ngày 20/9, CLB Nam Định thông báo, Rafaelson nhận quyết định được công nhận là công dân Việt Nam. Anh mang tên Nguyễn Xuân Son, sẽ đá cho Thép Xanh Nam Định với tư cách cầu thủ nhập tịch.

Mùa giải 2023-2024, CLB Nam Định lên ngôi vô địch V.League có dấu ấn lớn của ngoại binh Rafaelson. Đến mùa giải 2024-2025, tiền đạo Rafaelson được CLB Nam Định đã hoàn tất các thủ tục pháp lý để xin quốc tịch Việt Nam. Ngày 20/9, CLB Nam Định thông báo, Rafaelson nhận quyết định được công nhận là công dân Việt Nam. Anh mang tên Nguyễn Xuân Son, sẽ đá cho Thép Xanh Nam Định với tư cách cầu thủ nhập tịch.

Sử dụng cầu thủ nhập tịch, tuyển Việt Nam không thể quên...

Khi nhắc đến quốc tịch, ta thường nhắc đến tư cách công dân của nhà nước độc lập, có chủ quyền. Quốc tịch của mỗi cá nhân có sự ổn định, không thay đổi dù bạn ở đâu, ở quốc gia nào trên thế giới. Và quốc tịch thường gắn liền với mỗi cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết đi, trừ những trường hợp đặc biệt.

Từ đó có thể hiểu Quốc tịch là mối quan hệ pháp lý-  chính trị có tính chất lâu dài, bền vững, ổn định cao cả về không gian, thời gian giữa cá nhân cụ thể và một nhà nước nhất định.

Điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam:

– Đối tượng xin nhập quốc tịch Việt Nam gồm: Công dân nước ngoài đang thường trú ở Việt Nam và người không quốc tịch đang thường trú tại Việt Nam

– Các chủ thể có trên phải đáp ứng các điều kiện sau thì được nhập quốc tịch Việt Nam

+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam, tức có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi.

+ Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;

+ Biết tiếng Việt đủ để hòa nhập vào cộng đồng Việt Nam là khả năng nghe, nói, đọc, viết bằng tiếng Việt phù hợp với môi trường sống và làm việc của người xin nhập quốc tịch Việt Nam.

+ Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam;

+ Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam được chứng minh bằng tài sản, nguồn thu nhập hợp pháp của người đó hoặc sự bảo lãnh của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam.

Đối với những người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam trong trường hợp là:

+ Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;

+ Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Đây người được tặng thưởng Huân chương, Huy chương, danh hiệu cao quý khác của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam xác nhận về công lao đặc biệt đó trên cơ sở hồ sơ, ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan và quy định của pháp luật chuyên ngành.( Khoản 1 Điều 8 Nghị định 16/2020/NĐ-CP)

+  Người có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Khoản 2 Điều 8 Nghị định 16/2020/NĐ-CP quy định họ “phải là người có tài năng thực sự vượt trội trong lĩnh vực khoa học, kinh tế, văn hóa, xã hội, nghệ thuật, thể thao, y tế, giáo dục, đã dành được giải thưởng quốc tế, huân chương, huy chương hoặc được cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng nhận và cơ quan quản lý nhà nước cấp bộ xác nhận về tài năng và có cơ sở cho thấy việc người được nhập quốc tịch Việt Nam sẽ đóng góp tích cực, lâu dài cho sự phát triển lĩnh vực nói trên của Việt Nam sau khi được nhập quốc tịch Việt Nam.”

Thì không cần phải thỏa mãn các điều kiện: Biết tiếng Việt đủ để hòa nhập cộng động, đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên và có khả năng đảm bảo cuộc sống tại Việt Nam.

Các đối tượng trên phải đang thường trú tại Việt Nam và đã được Cơ quan công an có thẩm quyền của Việt Nam cấp Thẻ thường trú. Thời gian thường trú tại Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam được tính từ ngày người đó được cấp Thẻ thường trú.

– Người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp họ là người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam và việc nhập quốc tịch đồng thời giữ quốc tịch nước ngoài là có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; Việc xin giữ quốc tịch nước ngoài của người đó khi nhập quốc tịch Việt Nam là phù hợp với pháp luật của nước ngoài đó;

Việc thôi quốc tịch nước ngoài dẫn đến quyền lợi của người đó ở nước ngoài bị ảnh hưởng; Không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

–  Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam. Tên gọi này do người xin nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn và được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.

– Người xin nhập quốc tịch Việt Nam không được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

Căn cứ xác định người có quốc tịch Việt Nam:

Luật Quốc tịch năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định về căn cứ xác định người có quốc tịch Việt Nam tại Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17  theo đó, thì:

– Trẻ em sinh ra  trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là công dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam.

– Trẻ em có cha hoặc mẹ là người Việt Nam, người còn lại là người không quốc tịch hoặc mẹ là công dân Việt Nam, người còn lại không có quốc tịch thì có quốc tịch Việt Nam;

– Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam, khi cha mẹ có sự thỏa thuận thể hiện bằng văn bản, không quan trọng là trẻ em sinh ra ở đâu, trong hay ngoài lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam.

– Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam.

– Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam, còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.

– Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.

–  Người  được nhập quốc tịch Việt Nam;

– Người được trở lại quốc tịch Việt Nam;

– Con chưa thành niên sinh sống cùng với cha mẹ thay đổi theo quốc tịch cha mẹ, khi có sự thay đổi về quốc tịch do nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam của cha mẹ (Điều 35)

– Trẻ em là người nước ngoài được công dân Việt Nam nhận làm con nuôi thì có quốc tịch Việt Nam( Điều 37)

– Trẻ em là người nước ngoài được cha mẹ mà một người là công dân Việt Nam, còn người kia là người nước ngoài nhận làm con nuôi thì được nhập quốc tịch Việt Nam theo đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam của cha mẹ nuôi

– Người có quốc tịch Việt Nam theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Khái niệm quốc tịch Việt Nam:

Từ khái niệm quốc tịch trên, thì quốc tịch Việt Nam được hiểu là mối quan hệ pháp lý- chính trị có tính chất lâu dài, bền vững, ổn định cao về không gian, thời gian giữa cá nhân và nhà nước Việt Nam.

Tại Điều 1 Luật Quốc tịch năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định: “Quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước và quyền, trách nhiệm của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với công dân Việt Nam”. Từ quy định này thì quốc tịch thể hiện quan hệ pháp lý giữa công dân Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thể hiện quyền, nghĩa vụ giữa hai chủ thể này.

Quốc tịch Việt Nam trong tiếng Anh là “Vietnamese nationality”.