Hạn ngạch thuế quan là thủ tục được nhiều tổ chức, công ty quan tâm, đặc biệt là những công ty chuyên xuất nhập khẩu hàng hóa. Đây là biện pháp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng đối với khối lượng, số lượng và trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu.
Hạn ngạch thuế quan là thủ tục được nhiều tổ chức, công ty quan tâm, đặc biệt là những công ty chuyên xuất nhập khẩu hàng hóa. Đây là biện pháp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng đối với khối lượng, số lượng và trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu.
- Hàng hóa nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan Bộ Công Thương cấp cho thương nhân giấy phép nhập khẩu nếu đủ điều kiện để nhập khẩu các mặt hàng thuộc danh mục hạn ngạch thuế quan gồm muối và thuốc lá nguyên liệu, nguyên liệu và sản phẩm đường, đường tinh luyện.
- Mức thuế ngoài hạn ngạch thuế quan áp dụng đối với hàng hóa thuộc danh mục không được áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu của Bộ Công Thương. Tuy nhiên, mặt hàng thuốc lá có chứa nguyên liệu nhập khẩu vượt hạn ngạch thuế quan sản xuất thuốc lá phải thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Công Thương.
- Luật cũng quy định số lượng, khối lượng, trị giá các mặt hàng thuộc Danh mục mặt hàng áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, gia công hàng xuất khẩu không tính vào hạn ngạch thuế quan hàng năm được Bộ Công Thương công bố.
(Áp dụng đối với toàn bộ các mã 8 số thuộc nhóm 4 số)
(Không bao gồm trứng đã thụ tinh để ấp thuộc các mã HS: 04071110, 04071190, 04071911, 04071919, 04071991 và 04071999)
Việc cấp giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan được quy định tại Điều 15 Thông tư 12/2018/TT-BCT (được sửa đổi bởi Điều 25 Thông tư 42/2019/TT-BCT), cụ thể như sau:
(1) Trên cơ sở lượng hạn ngạch thuế quan công bố hàng năm và đăng ký của thương nhân, Bộ Công Thương xem xét cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan cho thương nhân.
(2) Hồ sơ cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Đơn đăng ký hạn ngạch thuế quan nhập khẩu TẢI VỀ: 1 bản chính.
- Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
(3) Quy trình cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Thương nhân nộp 1 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu), địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định hoặc cần bổ sung tài liệu giải trình, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Công Thương thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ.
- Thời hạn giải quyết việc cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan cho thương nhân là trong vòng 10 ngày làm việc, tính từ thời điểm phân giao theo quy định tại khoản 5 Điều 14 Thông tư 12/2018/TT-BCT và Bộ Công Thương nhận được bộ hồ sơ đầy đủ, đúng quy định.
Trường hợp không cấp giấy phép, Bộ Công Thương trả lời thương nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
(4) Thương nhân có trách nhiệm báo cáo định kỳ hằng quý trước ngày 10 của tháng đầu tiên quý kế tiếp hoặc đột xuất bằng văn bản qua dịch vụ bưu chính về tình hình thực hiện nhập khẩu theo yêu cầu của Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu) theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư 12/2018/TT-BCT TẢI VỀ.
Trước ngày 30 tháng 9 hằng năm, thương nhân có báo cáo (thay cho báo cáo quý III) gửi qua dịch vụ bưu chính đến Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu) đánh giá khả năng nhập khẩu cả năm đó, đề nghị điều chỉnh tăng, giảm hạn ngạch nhập khẩu được cấp hoặc báo cáo số lượng hàng hóa không có khả năng nhập khẩu để phân giao cho thương nhân khác.
- Hạn ngạch đề cập đến giới hạn do chính phủ đặt ra đối với số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ được nhập khẩu hoặc xuất khẩu đến hoặc từ một quốc gia khác trong một khoảng thời gian cụ thể. Đây là một biện pháp được sử dụng để điều chỉnh khối lượng thương mại giữa các quốc gia.
- Luật về hạn ngạch thuế quan xuất nhập khẩu được quy định trong Luật quản lý thương mại như sau. "Hạn ngạch thuế quan xuất khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng để xác định số lượng, khối lượng và giá trị hàng xuất khẩu với một mức thuế suất cụ thể.
- Hạn ngạch thuế nhập khẩu là biện pháp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng. Các biện pháp áp dụng để quyết định số lượng, khối lượng, trị giá hàng hóa nhập khẩu với thuế suất ưu đãi hơn so với mức thuế ngoài hạn ngạch.
- Quy định nêu rõ rằng hạn ngạch thuế quan là biện pháp được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng để xác định một mức thuế nhất định đối với các hàng xuất khẩu.
Trong đó, hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được sử dụng để thiết lập các mức thuế suất ưu đãi về số lượng, khối lượng và giá trị hàng hóa so với thuế suất ngoài hạn ngạch thuế quan.
Ví dụ, nếu mặt hàng X sản xuất trong nước được 40.000 tấn mà nhu cầu sử dụng lại lên đến 70.000 tấn thì 30.000 tấn đầu tiên nhập khẩu sẽ có thuế suất thuế nhập khẩu thấp hơn, và đến tấn thứ 30.001 sẽ phải nộp thuế suất cao hơn. Đây là một công cụ kiểm soát nhập khẩu được sử dụng ở nhiều nước.
Tham khảo: Lộ Trình Học Xuất Nhập Khẩu Cho Người Mới Bắt Đầu
Sau khi đã nắm được sơ lược về hạn ngạch thuế quan là gì? Thì tiếp theo xin mời các bạn cùng với Ratraco Solution hiểu rõ về loại hàng hóa nào áp dụng hạn ngạch thuế quan nhé. Theo Thông tư số 04/2014/TT-BCT quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.
Hàng hóa áp dụng chế độ hạn ngạch thuế quan bao gồm: Muối, thuốc lá nguyên liệu, trứng gia cầm và đường tinh luyện, đường thô. Chắc hẳn không ít bạn đọc thắc mắc loại hàng nào áp dụng hạn ngạch thuế quan đúng không nào? Hiểu được tâm lý, sau đây Ratraco Solutions xin cung cấp thông tin chi tiết về số lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối, trứng gia cầm, thuốc lá nguyên liệu năm 2022 theoThông tư số 24/2021/TT-BCT.
Việc phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối, trứng gia cầm, thuốc lá nguyên liệu được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 69/208/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương và Thông tư số 12/2018/TT-BCT ngày 15/6/2018 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.
Ngoài ra, đối tượng phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu gồm: hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối được phân giao cho thương nhân trực tiếp sử dụng làm nguyên liệu sản xuất hóa chất và sản xuất thuốc, sản phẩm y tế. Còn hạn ngạch thuế quan trứng gia cầm được phân giao cho thương nhân có nhu cầu nhập khẩu. Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu được phân giao cho các thương nhân có giấy phép sản xuất thuốc lá điếu và có nhu cầu sử dụng thuốc lá nguyên liệu nhập khẩu cho sản xuất thuốc lá điếu.
Trên thông tư đã nêu rõ, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định lượng hạn ngạch thuế quan đối với các mặt hàng như muối, trứng gia cầm và đường tinh luyện, đường thô. Còn Bộ Công Thương sẽ quyết định lượng hạn ngạch thuế quan đối với mặt hàng thuốc lá nguyên liệu.