Nông sản Việt Nam hiện nay đang rất được ưa chuộng tại các thị trường Quốc tế, đặc biệt là các loại trái cây nhiệt đới, điển hình như Xoài, Thanh Long, Vải, Chuối,… Nhật Bản, là một trong những thị trường Quốc tế đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đang tập trung. Nhưng chắc hẳn Doanh nghiệp Việt Nam đều nghe đến hai chữ “khắc khe”, “khó tính” khi nghe đến thị trường này. Vậy làm sao để doanh nghiệp có thể chinh phục được thị trường Nhật – thị trường khó tính?
Nông sản Việt Nam hiện nay đang rất được ưa chuộng tại các thị trường Quốc tế, đặc biệt là các loại trái cây nhiệt đới, điển hình như Xoài, Thanh Long, Vải, Chuối,… Nhật Bản, là một trong những thị trường Quốc tế đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đang tập trung. Nhưng chắc hẳn Doanh nghiệp Việt Nam đều nghe đến hai chữ “khắc khe”, “khó tính” khi nghe đến thị trường này. Vậy làm sao để doanh nghiệp có thể chinh phục được thị trường Nhật – thị trường khó tính?
Cũng theo ông Tạ Đức Minh, sau nhiều năm xuất khẩu, đến nay nhiều người tiêu dùng Nhật Bản đã biết đến xoài Cát Chu của Việt Nam. Đây là loại xoài thơm, vỏ từ xanh sang vàng, hình dáng giống như giọt lệ và có độ đường cao, được người Nhật Bản thích ăn.
Việt Nam đang có rất nhiều cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu xoài tươi sang Nhật Bản khi thị trường này chỉ chấp nhận nhập khẩu giống xoài Cát Chu và có thể mở rộng thị phần nếu tương lai Việt Nam có thể đàm phán để mở rộng xuất khẩu thêm các giống xoài khác.
Qua nghiên cứu thị trường và trực tiếp trao đổi với các đối tác nhập khẩu, người tiêu dùng Nhật Bản thích loại trái cây tươi không quá nặng mùi, mùi không quá thơm. Họ thích quả xoài mùi hương nhẹ, quả xoài một phần vỏ má hồng đỏ, phần còn lại là màu xanh. Ở Việt Nam đang có loại xoài E2R2 - xoài giống Úc rất phù hợp với thị hiếu và thói quen tiêu dùng của người tiêu dùng Nhật Bản.
"Do thị trường Nhật Bản có yêu cầu tiêu chuẩn cao, sản phẩm khó vào thị trường ngay lập tức nhưng nếu vào được thì có chỗ đứng lâu dài. Người tiêu dùng Nhật Bản luôn có sự nhạy cảm cao nếu liên tục thay đổi mức giá bán của sản phẩm. Các nhà nhập khẩu Nhật Bản luôn mong muốn có sự ổn định về giá cả, nguồn cung từ các đối tác xuất khẩu Việt Nam", ông Minh nói.
Ông Tạ Đức Minh cũng cho rằng, quả xoài Việt Nam đã thâm nhập vào Nhật Bản, nhưng để giữ được thị trường lâu dài, bền vững là việc không đơn giản. Nhật Bản có tiêu chuẩn cao đối với chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì bất kỳ lý do gì, chỉ cần một lô hàng không tươi ngon, không đảm bảo quy định vệ sinh an toàn thực phẩm, tồn dư chất bảo vệ thực vật... thì phía Nhật Bản sẽ tiến hành siết chặt, kiểm tra gắt gao, dẫn đến phát sinh nhiều chi phí, thời gian không mong muốn, ảnh hưởng đến xuất khẩu chung của cả ngành.
"Các doanh nghiệp cần thực hiện liên kết đồng bộ từ khâu trồng trọt, xử lý, bảo quản, vận chuyển và xuất khẩu để kiểm soát chặt chẽ chất lượng và các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, đảm bảo trái cây phải tươi ngon, giữ được chất lượng, thương hiệu và giữ được thị trường", ông Minh khuyến cáo.
Ông Nguyễn Xuân Hồng - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết, xuất khẩu xoài của Việt Nam sang Nhật Bản đang có xu hướng tăng mạnh.
Để đưa trái xoài Cát Chu vào thị trường Nhật Bản, các cơ quan chức năng của Việt Nam phải mất 5 năm để chuẩn bị hồ sơ, xây dựng quy trình xử lý dịch hại mới được phía Nhật Bản chấp thuận. Cho đến nay, các doanh nghiệp xuất khẩu xoài Việt Nam, chủ yếu ở phía Nam đã xuất sang Nhật Bản và được người tiêu dùng đánh giá rất cao.
Mặc dù chưa có số liệu chính xác về số lượng xuất khẩu nhưng giá xoài của Việt Nam khoảng 8-10 USD/kg, cao hơn giá xoài Thái Lan xuất khẩu sang Nhật Bản 2-3 USD/kg. Xoài Việt Nam được đánh giá có triển vọng, khả năng cạnh tranh và lợi thế lớn tại Nhật Bản./.
Xoài Đồng Nai đã được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản (Ảnh: K.V)
Giá một kg xoài là xuất khẩu sang Nhật gần 17 nghìn đồng/kg, cao hơn ngoài thị trường trong nước gần 3 nghìn đồng/kg. Đây là lô xoài đầu tiên của Đồng Nai xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản. Nông sản, trái cây Đồng Nai được đánh giá cao về chất lượng, hương vị. Một số sản phẩm đã xuất khẩu tốt vào các thị trường khó tính, như sầu riêng Dona vào thị trường Mỹ, xoài Suối Lớn, chocolate Trọng Đức vào thị trường Nhật Bản…
Theo Tiến sỹ Nishikawa Koya, Chủ tịch Ủy ban Nghiên cứu chiến lược nông lâm ngư nghiệp Nhật Bản, Nhật Bản mở cửa cho trái xoài Đồng Nai là cơ hội lớn để đẩy mạnh xuất khẩu trái xoài và các loại nông sản khác của tỉnh này. Trái xoài Đồng Nai nói riêng và nhiều loại trái cây, nông sản khác có những lợi thế về sản lượng lớn, giá rẻ, vị ngon hơn hẳn so với các vùng sản xuất khác nên việc triển khai mở thị trường tại các nước, trong đó có Nhật Bản là khả thi. Nhưng để trái xoài và nông sản Đồng Nai có mặt tại thị trường Nhật Bản, địa phương cần có chiến lược lâu dài xây dựng thương hiệu bằng uy tín, chất lượng.
Tỉnh Đồng Nai cũng đã bắt đầu hình thành được những vùng chuyên canh cho những cây chủ lực, như: tiêu, xoài, ca cao, cây ăn trái...đáp ứng yêu cầu về sản lượng. Đến nay, đã có 11 nhãn hàng nông sản được đăng ký bảo hộ, như bưởi Tân Triều, sầu riêng Long Khánh, tiêu Xuân Lộc...
Cũng theo Tiến sỹ Nishikawa Koya, Chủ tịch Ủy ban Nghiên cứu chiến lược nông lâm ngư nghiệp Nhật Bản, để có chỗ đứng trên thị trường thế giới với áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt, Đồng Nai cần quan tâm đầu tư đồng bộ, chuẩn hóa từ khâu sản xuất đến sơ chế, chế biến. Phía Nhật Bản sẵn sàng cử chuyên gia để hướng dẫn nông dân Đồng Nai về quy trình kỹ thuật từ khâu chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hoạch, bảo quản cũng như hướng dẫn, hỗ trợ các thủ tục, phương pháp vận chuyển trong và ngoài nước; nhất là trong công tác quảng bá và giới thiệu, phát triển sản phẩm mới.
Tại Đồng Nai, một số hợp tác xã đã xây dựng được thương hiệu để bán hàng khá tốt, điển hình như Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Xuân Thanh, thị xã Long Khánh. Đây là đơn vị đã đăng ký nhãn hiệu hàng hóa chôm chôm và sầu riêng Long Khánh và cũng là hợp tác xã đầu tiên của Đồng Nai ký được hợp đồng cung cấp sầu riêng, chôm chôm vào hệ thống Siêu thị Aeon do Nhật Bản đầu tư.
Được biết, cuối năm 2015, Nhật Bản chính thức nhập khẩu trái xoài tươi của Việt Nam, song chỉ nhập khẩu giống xoài cát chu vì thị trường này chỉ ưa thích loại xoài trên. Theo ông Nguyễn Trung Dũng, Tham tán công sứ thương mại Việt Nam tại Nhật Bản, hiện có 2 loại trái cây tươi của Việt Nam vào được thị trường Nhật Bản là thanh long ruột trắng, xoài cát chu, có khả năng tới đây sẽ có thêm thanh long ruột đỏ./.
Chia sẻ với Thanh Niên, ông Tạ Đức Minh, Tham tán Thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, cho biết từ năm 2015, Nhật Bản cho phép nhập khẩu xoài tươi của Việt Nam nhưng đến nay sản lượng vẫn ở mức khiêm tốn.
Quả xoài tươi Việt Nam vẫn có tiềm năng lớn để vào thị trường Nhật Bản
Theo Hải quan Nhật Bản, xoài được nhập khẩu vào nước này có xuất xứ từ Mexico, Peru, Pakistan, Thái Lan, Đài Loan và Việt Nam với sản lượng năm 2022 là hơn 7.611 tấn. Trong đó, Việt Nam 843 tấn, Thái Lan 910 tấn, Pakistan 144 tấn, Mexico 3.747 tấn, Peru 1.342 tấn... Giá xoài Việt Nam xuất sang Nhật Bản là 370 yen/kg, Thái Lan 765 yen/kg, Pakistan 785 yen/kg, Mexico 457 yen/kg; Peru 472 yen/kg.
Ông Minh cho hay, quả xoài được người tiêu dùng Nhật Bản biết đến là loại trái cây có nhiều chất beta carotene tác dụng chống lão hóa cơ thể, mang lại vẻ đẹp cho làn da của nữ giới. Gần đây tại Nhật Bản có trào lưu ăn xoài "Mango Boom" và nhu cầu tiêu dùng quả xoài tăng lên nhiều.
Nhưng thời gian gần đây, các nước xuất khẩu xoài có sản lượng giảm sút, giá xoài nhập khẩu bị đẩy lên cao làm cho loại trái cây ưa thích của người Nhật Bản lại trở nên khó tiếp cận hơn trong bữa ăn hàng ngày.