Vào ngày 26 tháng 4 năm 2024, truyền thông nhà nước Việt Nam đưa tin về việc Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định cho phép Vương Đình Huệ, người giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị và Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ nhiệm. Ông trở thành "trụ" thứ ba trong số Tứ trụ của Việt Nam từ chức trong vòng một nhiệm kỳ sau Nguyễn Xuân Phúc và Võ Văn Thưởng, đồng thời là người thứ 5 rời khỏi vị trí Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 13. Ông từ chức do vi phạm "Quy định những điều Đảng viên không được làm", "Quy định về trách nhiệm nêu gương của các bộ, đảng viên" và phải "Chịu trách nhiệm người đứng đầu". Thông tin ông từ chức được công bố vài ngày sau khi Phạm Thái Hà – trợ lý của ông bị bắt giữ do các sai phạm liên quan đến Tập đoàn Thuận An. Việc nhiều cán bộ cấp cao tại Việt Nam phải từ chức đã làm dấy lên quan ngại về sự ổn định chính trị của nước này trong bối cảnh chiến dịch đốt lò ngày càng được đẩy mạnh kể từ năm 2020. Việc miễn nhiệm ông đã được Quốc hội Việt Nam chính thức thông qua vào ngày 2 tháng 5 năm 2024. Quá trình từ chức của Vương Đình Huệ cũng được cho là tương tự với Võ Văn Thưởng.
Vào ngày 26 tháng 4 năm 2024, truyền thông nhà nước Việt Nam đưa tin về việc Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định cho phép Vương Đình Huệ, người giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị và Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ nhiệm. Ông trở thành "trụ" thứ ba trong số Tứ trụ của Việt Nam từ chức trong vòng một nhiệm kỳ sau Nguyễn Xuân Phúc và Võ Văn Thưởng, đồng thời là người thứ 5 rời khỏi vị trí Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 13. Ông từ chức do vi phạm "Quy định những điều Đảng viên không được làm", "Quy định về trách nhiệm nêu gương của các bộ, đảng viên" và phải "Chịu trách nhiệm người đứng đầu". Thông tin ông từ chức được công bố vài ngày sau khi Phạm Thái Hà – trợ lý của ông bị bắt giữ do các sai phạm liên quan đến Tập đoàn Thuận An. Việc nhiều cán bộ cấp cao tại Việt Nam phải từ chức đã làm dấy lên quan ngại về sự ổn định chính trị của nước này trong bối cảnh chiến dịch đốt lò ngày càng được đẩy mạnh kể từ năm 2020. Việc miễn nhiệm ông đã được Quốc hội Việt Nam chính thức thông qua vào ngày 2 tháng 5 năm 2024. Quá trình từ chức của Vương Đình Huệ cũng được cho là tương tự với Võ Văn Thưởng.
Báo Đại biểu Nhân dân 03/08/2023 18:29
Chiều 3.8, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã dự Lễ công bố Logo, Bộ nhận diện và Website Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9.