Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Tour du lịch Bắc Ninh, Du lịch Bắc Ninh, Tour du lịch Đền Đô, Tour lễ hội Bà Chúa Kho, Tour Chùa Bút Tháp, Tour khởi hành từ Bắc Ninh
Theo kế hoạch, Hội thi Dân ca Quan họ Bắc Ninh mở rộng xuân Giáp Thìn diễn ra từ ngày 12 đến 14-3 tại Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh (khu Viêm Xá, phường Hòa Long, thành phố Bắc Ninh). Đây là một trong những hoạt động hướng tới kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là Di
Sơ duyệt sân thi hát đối đáp Quan họ xuân Giáp Thìn.
Hội thi gồm 2 nội dung chính: Sân khấu ca nhạc Quan họ có 9 đoàn nghệ thuật của 8 huyện, thị xã, thành phố tham gia. Sân thi hát đối đáp thu hút 191 đôi liền anh, liền chị của hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang, trong đó có 28 đôi thi 150 câu và 163 đôi thi 50 câu. Để bảo đảm nâng cao chất lượng hội thi, giữ gìn, phát huy giá trị tiêu biểu của văn hoá Quan họ và phong trào ca hát Quan họ tại cộng đồng, Ban Tổ chức sơ duyệt lựa chọn 121 đôi vào vòng trong. Đối tượng tham gia sân thi đối đáp là các cặp liền anh, liền chị từ 18 đến 65 tuổi đang lao động, học tập và công tác trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang hoặc ngoại tỉnh.
Hội thi là dịp các liền anh, liền chị Quan họ, những hạt nhân văn nghệ tiêu biểu của hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong việc giữ gìn những giá trị độc đáo của sinh hoạt văn hoá Quan họ. Qua đó, tuyển chọn, phát hiện những hạt nhân nòng cốt và tài năng trẻ trong thực hành diễn xướng Quan họ, khẳng định sức sống mạnh mẽ của phong trào sinh hoạt văn hoá và ca hát Quan họ trong đời sống đương đại.
Ngày 30/9/2009, dân ca quan họ Bắc Ninh chính thức được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Đến nay sau 15 năm được ghi danh, di sản Dân ca Quan họ Bắc Ninh được bảo vệ toàn diện trước sự biến động của thời gian và không gian.
Không những thế, Quan họ còn mang một diện mạo mới, sức sống mới, hòa vào nhịp thở của thời đại, giữ vai trò thiết thực trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân.
Theo Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh, một loạt hoạt động kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại sẽ được diễn ra trong suốt tháng 11/2024.
Vào ngày 12/11, tại Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh, thành phố Bắc Ninh diễn ra Chương trình gặp mặt các nghệ nhân, nghệ sỹ Dân ca Quan họ Bắc Ninh, gắn với kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh.
Từ ngày 12-23/11, tại Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh đồng thời tổ chức buổi trưng bày “Nét đẹp Di sản văn hóa Bắc Ninh.”
Trước đó, một trong các hoạt động của chương trình kỷ niệm đã tổ chức từ ngày 11/9 là trưng bày chuyên đề “Dân ca Quan họ Bắc Ninh trường tồn và lan tỏa.” Chương trình trưng bày sẽ kết thúc vào ngày 30/11.
Ngoài ra, hoạt động trưng bày tư liệu “Dân ca Quan họ Bắc Ninh - Tinh hoa và bản sắc” được tổ chức tại Thư viện tỉnh Bắc Ninh bắt đầu từ ngày 13-30/11; liên hoan các làng Quan họ thực hành tỉnh Bắc Ninh năm 2024 tổ chức tại Nhà hát dân ca Quan họ Bắc Ninh vào ngày 15/11; chương trình giao lưu nghệ thuật-kết nối các di sản văn hóa tổ chức tại Hồ Nguyên Phi Ỷ Lan, thành phố Bắc Ninh vào tối ngày 21/11; Liên hoan du lịch, ẩm thực-làng nghề Bắc Ninh năm 2024 tại Quảng trường Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, thành phố Bắc Ninh từ ngày 14-18/11.
Đặc biệt, tối 23/11, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh tổ chức chương trình kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Trong 15 năm qua, bám sát chương trình hành động Việt Nam cam kết với UNESCO, tỉnh Bắc Ninh ban hành nhiều chính sách bảo tồn, phát huy giá trị Dân ca Quan họ.
Tỉnh ủy ban hành nghị quyết, chỉ thị lãnh đạo; Hội đồng Nhân dân ban hành nhiều nghị quyết làm căn cứ pháp lý quan trọng để triển khai đồng bộ, bài bản và khoa học. Cụ thể hóa chính sách, tỉnh triển khai chuỗi các chương trình hành động, đề án, dự án và đầu tư nguồn lực hàng trăm tỷ đồng cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Quan họ.
Từ công tác sưu tầm, nghiên cứu bảo tồn vốn cổ; tôn vinh, đãi ngộ nghệ nhân cho đến đầu tư phục dựng thiết chế Quan họ; mở rộng hoạt động truyền dạy và đa dạng hóa hình thức tuyên truyền quảng bá, thực hành giới thiệu di sản...
Trong 15 năm qua, tỉnh ban hành nhiều chính sách, chế độ đãi ngộ đối với các nghệ nhân Quan họ, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị và đặc biệt dành nhiều nguồn lực để giới thiệu, quảng bá loại hình nghệ thuật độc đáo này với công chúng quốc tế.
Lĩnh vực sưu tầm, chỉnh lý, bảo tồn và nghiên cứu khoa học được thực hiện bài bản như: ký âm hàng trăm làn điệu cổ; tái bản và xuất bản nhiều đầu sách về văn hóa Quan họ; hoàn thiện phim tư liệu về các hình thức diễn xướng Quan họ truyền thống; hàng chục công trình nghiên cứu chuyên sâu về Quan họ ra đời; phát hành hàng chục nghìn bản đĩa DVD chương trình “Về miền Quan họ”…
Về mặt tuyên truyền quảng bá, Bắc Ninh đã và đang làm rất tốt thông qua việc tổ chức liên tiếp các chương trình nghệ thuật “Về miền Quan họ,” các Festival Bắc Ninh, chương trình giao lưu, giới thiệu, quảng bá di sản trong và ngoài nước... Quan họ được quảng bá với một thời lượng lớn trên phương tiện thông tin đại chúng, với nhiều kênh, tài liệu sách vở.
Công tác truyền dạy Quan họ cũng được triển khai bài bản, đa dạng mô hình như nghệ nhân truyền dạy trực tiếp tại nhà, tại cộng đồng; thành lập các câu lạc bộ Quan họ ở nhiều lứa tuổi; mở lớp tập huấn, khóa học ngắn hạn cho những người yêu Quan họ; dạy hát Quan họ trên truyền hình; đào tạo diễn viên Quan họ trong trường nghệ thuật chuyên nghiệp.
Đặc biệt, từ năm học 2011-2012, Bắc Ninh đã hoàn thành biên soạn tài liệu và đưa dân ca Quan họ vào giảng dạy ở cả 4 bậc học: mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Hệ thống thiết chế phục vụ sinh hoạt văn hóa Quan họ cũng được tỉnh quan tâm đầu tư đồng bộ, tiêu biểu như Công trình Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh có tổng mức đầu tư gần 250 tỷ đồng; đưa vào sử dụng 11 Nhà chứa Quan họ với trị giá từ 8-10 tỷ đồng/thiết chế; xây dựng 6 chòi hát Quan họ trên đồi Lim.
Bắc Ninh cũng là tỉnh đầu tiên và hiện là duy nhất trong cả nước có chế độ trợ cấp hằng tháng cho nghệ nhân Dân ca Quan họ. Ngoài ra, hằng năm tỉnh hỗ trợ kinh phí hoạt động đối với làng Quan họ gốc, làng Quan họ thực hành, các câu lạc bộ Quan họ tiêu biểu trong và ngoài tỉnh.
Sự ra đời của Câu lạc bộ Quan họ Măng non đã chứng tỏ một mô hình hiệu quả, góp phần nuôi dưỡng tình yêu Quan họ trong thế hệ trẻ và bảo tồn sức sống mãnh liệt của di sản văn hóa xứ Kinh Bắc.
Trong kho tàng văn hóa dân gian việt Nam, Dân ca Quan họ Bắc Ninh là một trong loại hình dân ca tiêu biểu nhất, phát triển đạt tới trình độ cao, hoàn chỉnh cả về phương diện âm nhạc, lời ca và hình thức trình diễn.
Âm nhạc của Dân ca Quan họ giàu làn điệu, mỗi làn điệu đều đạt tới trình độ ca khúc hoàn chỉnh và có phong cách riêng. Ngôn ngữ, ca từ của Dân ca Quan họ mang tính độc đáo, tạo nên nét văn hóa riêng có của quê hương Quan họ, chứa đựng đủ đầy nét sinh hoạt với những tín ngưỡng, phong tục của vùng quê Bắc Ninh-Kinh Bắc.
Dân ca Quan họ Bắc Ninh được hình thành khá lâu đời, do cộng đồng người dân ở 49 làng quan họ và một số làng lân cận thuộc hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang hiện nay của Việt Nam sáng tạo ra.
Hiện nay vẫn chưa có câu trả lời cuối cùng về thời điểm ra đời của Dân ca quan họ trong lịch sử. Đối chiếu lời của các bài quan họ trong sự phát triển của Tiếng Việt, có thể nghĩ rằng Dân ca quan họ phát triển đến đỉnh cao vào giữa thế kỷ 18.
Dân ca quan họ là hát đối đáp nam, nữ. Họ hát quan họ vào mùa xuân,mùa thu khi có lễ hội hay khi có bạn bè. Một cặp nữ của làng này hát với một cặp nam của làng kia với một bài hát cùng giai điệu, khác về ca từ và đối giọng.
Cặp hát phân công người hát dẫn, người hát luồn nhưng giọng hát của hai người phải hợp thành một giọng. Họ hát những bài ca mà lời là thơ,ca dao có từ ngữ trong sáng, mẫu mực thể hiện tình yêu lứa đôi, không có nhạc đệm kèm theo.
Có 4 kỹ thuật hát đặc trưng : Vang, rền, nền, nảy. Hát quan họ có 3 hình thức chính là Hát canh, hát thi lấy giải và hát hội. Hát quan họ gắn liền với tục kết chạ, tục kết bạn giữa các bọn quan họ, tục “ngủ bọn.”
Mặc dù các phong tục này không được thực hành nhiều như trước đây, cộng đồng cư dân các làng quan họ vẫn bảo tồn và truyền dạy nghệ thuật dân ca quan họ này.
Mỗi làng quan họ đều có lễ hội riêng. Quan họ tồn tại song hành cùng lễ hội làng, nơi mà người dân thờ thành hoàng, nữ thần, một đôi trường hợp là tín ngưỡng phồn thực.
Trong số các lễ hội làng quan họ, hội Lim (thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) mở vào 13 tháng giêng âm lịch, là hội lớn nhất.
Dân ca quan họ có 213 giọng khác nhau, với hơn 400 bài ca. Lời một bài ca có hai phần: lời chính và lời phụ. Lời chính là phần cốt lõi, phản ánh nội dung của bài ca, lời phụ gồm tất cả những tiếng nằm ngoài lời ca chính, là tiếng đệm, tiếng đưa hơi như i hi, ư hư, a ha...
Dân ca quan họ chủ yếu là nghệ thuật phổ lời ca dao và thơ. Nghệ thuật này đòi hỏi phải sử dụng những tiếng phụ, lời phụ bên cạnh những tiếng chính, lời chính nhằm làm cho tiếng hát trôi chảy, bổ sung ý nghĩa cho lời ca chính, làm cho lời ca them phong phú, linh hoạt, tăng cường tính nhạc của bài ca, phát triển giai điệu, làm cho âm nhạc của bài ca trở nên sinh động, bố cục trở nên hợp lý.
Nói đến quan họ Bắc Ninh là nói đến ẩm thực quan họ. Miếng trầu/giầu của người quan họ có hai loại: giầu têm cánh phượng và giầu têm cánh quế. Cơm quan họ dùng mâm đan, bát đàn, các món ăn trong bữa cơm phụ thuộc vào tập quán của từng làng, nhưng phải có một đĩa thịt gà, hai đĩa giò lụa, thịt lợn nạc, đặc biệt không dung thức ăn nhiều mỡ để tránh hỏng giọng.
Trong trang phục quan họ có sự phân biệt: trang phục của người nữ quan họ gồm nón ba tầm hoặc nón thúng quai thao, khăn vấn tóc (khăn vấn và khăn mỏ quạ), yếm, áo, váy, thắt lưng; trang phục của người nam quan họ gồm khăn xếp, ô lục soạn, áo gồm hai loại: áo cánh bên trong và áo dai 5 thân bên ngoài, quần, dép. Chiếc ô của liền anh, cái nón của liền chị quan họ là biểu tượng chứa đựng tín ngưỡng cổ xưa của người Việt về thế giới tự nhiên: thờ linga, yoni./.