Luôn đứng TOP đầu số lượng du học sinh Việt Nam tại các quốc gia trên thế giới. Mỹ chưa bao giờ tuột khỏi ngôi vương từ trước đến nay.
Luôn đứng TOP đầu số lượng du học sinh Việt Nam tại các quốc gia trên thế giới. Mỹ chưa bao giờ tuột khỏi ngôi vương từ trước đến nay.
Có thể thấy, để được xét tuyển vào trường đại học Mỹ, các thí sinh cần có sự chuẩn bị kỹ càng và cẩn thận. Dưới đây sẽ là một số chia sẻ của First Consulting Group về kinh nghiệm du học Mỹ:
Ở Mỹ không tổ chức thi đại học nhưng được áp dụng hình thức tuyển sinh linh hoạt với các yếu tố thành tích học trung học, kỹ năng tư duy, khả năng lãnh đạo, vận dụng kiến thức,…Vậy nên, nếu có kế hoạch du học Mỹ, bạn nên chuẩn bị kỹ lưỡng từ ngay bây giờ. Liên hệ với First Consulting Group để được tư vấn và hướng dẫn các bước để được du học Mỹ thành công và thuận lợi bạn nhé!
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ XIN VUI LÒNG GỌI:
– Văn phòng Garden Grove: (877) 348-7869
– Văn phòng San Jose: (408) 998-5555
– Văn phòng Houston: (832) 353-3535
– Văn phòng Việt Nam: (028) 3516-2118
Nếu gia đình có hai con học đại học thì số tiền phải bỏ ra mỗi năm để nuôi con ăn học có khi gần bằng một chiếc ôtô.
Chính phủ vừa đồng ý tăng học phí đại học và cơ sở giáo dục nghề từ năm học tới, theo lộ trình đã định từ năm 2021. Theo đó, mức trần học phí đối với các trường đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên (chưa tự chủ) là 1,41-2,76 triệu đồng một tháng, tùy từng khối ngành. Mức thu cũ là 980 nghìn đến 1,43 triệu đồng. Những trường đã tự bảo đảm chi thường xuyên được thu mức tối đa bằng hai lần mức trên (2,8-5,5 triệu đồng). Những trường tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư được thu cao nhất gấp 2,5 lần (3,5-6,9 triệu đồng).
Đánh giá tác động của việc tăng học phí đối với các gia đình sinh viên khó khăn, độc giả River Blue cho rằng: "Hay so sánh thu nhập của người Việt là bao nhiêu, đặc biệt là ở các vùng nông thôn để xem mức tăng học phí có phù hợp với thực tế khách quan không? Như một sinh viên đại học công lập, mỗi học kỳ phải đóng học phí 30 triệu đồng. Một năm có tới hai hoặc ba học kỳ, chưa kể còn thêm phần sinh hoạt cá nhân, thuê trọ, ăn uống, mua tài liệu... Tính ra, một năm số tiền mà sinh viên phải chi tiêu lớn đến mức nào?
Nếu gia đình có 2-3 con đang học đại học thì họ sẽ cần bao nhiêu tiền mới đủ để chu cấp? Nếu gia đình có hai con học đại học thì số tiền phải bỏ ra mỗi năm có khi gần bằng giá trị một chiếc ôtô bốn chỗ chứ chẳng đùa. Như thế những gia đình làm nông kiếm tiền đâu ra để lo cho con ăn học đại học? Thế nên nhiều bạn trẻ học hết 12 đã phải nghỉ ngang để đi làm công nhân, kiếm tiền phụ gia đình, lo cho các em ăn học. Có khi đến cả Trung cấp họ cũng không có tiền học chứ nói gì đến đại học.
Thực tế, các vùng nông thôn ở các tỉnh, thu nhập của người dân rất thấp, chỉ đủ nuôi các con học hết lớp 12 là may lắm rồi. Chỉ có những ai sinh ra ở thành phố hay gia đình có điều kiện mới không hiểu hết những khó khăn mà sinh viên nghèo gặp phải. Nhiều em mơ ước được học lên cao sau khi hết phổ thông, đó là một ước mơ chính đáng, nhưng vì gia đình không đủ điều kiện nên đành phải từ bỏ chỉ vì học phí quá cao. Vậy có phải công bằng cho các em?".
Đồng cảm với khó khăn của những sinh viên có điều kiện gia đình khó khăn, bạn đọc Toan map chia sẻ: "Học phí đại học bây giờ quả thật gây choáng. Đại học tầm trung giờ cũng có học phí lên tới 4 triệu đồng một kỳ. Trong khi đó, sinh viên tỉnh lẻ lên thành phố học còn phải gánh thêm chi phí ăn, ở vô cùng tốn kém. Thử hỏi, cha mẹ các em làm nông dưới quê lấy đâu ra con số tiền khổng lồ đó để lo cho con. Chưa kể kinh tế ngày càng suy thoái, giá nông sản bèo bọt, phải đi vay vốn cho con em đi học tính ra cũng không dưới 100 triệu đồng mới đủ cho con học hết đại học. Đến khi các em tốt nghiệp xong, bon chen đi làm, sẽ phải mất bao lâu mới xóa được khoản nợ đó?".
Trong khi đó, với góc nhìn khác, độc giả cho rằng, bản thân Tran Minh Giang mỗi sinh viên cần biết liệu cơm gắp mắm thì về cố chen vào đại học khi kinh tế gia đình khó khăn: "Ở nước nào cũng vậy, học Đại Học luôn là gánh nặng chi phí. Ở Mỹ, sinh viên cũng phải cân nhắc chọn trường phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình mình, chứ không phải cứ học giỏi là đủ. Việc sinh viên ra trường với khoản nợ vài trăm nghìn đôla cũng là chuyện hết sức bình thường ở các quốc gia phát triển. Trừ số ít trường hợp học rất giỏi và gia đình rất nghèo mới được học bổng toàn phần, còn những em chỉ học giỏi không thôi là chưa đủ. Chúng ta phải hiểu đại học không phải là thứ phổ cập, phải biết "liệu cơm gắp mắm". Ngày trước, khi tôi ra trường cũng gánh khoản nợ gần 120 triệu đồng tiền học phí (do tôi phải tự vay tiền của nhà trường - không tính lãi trong thời gian còn đi học). Sau ba năm đi làm, tôi trả hết số nợ. Tất cả đều là tôi tự lực cánh sinh chứ 18 tuổi rồi không thể cứ trông cậy vào bố mẹ làm nông được. Các trường Đại học và ngân hàng chính sách xã hội luôn có quỹ cho sinh viên khó khăn vay tiền đóng học phí. Nhưng dám vay và trả nợ được hay không lại phải xem bản lĩnh và quyết tâm của bản thân mỗi người".
Cũng không ủng hộ sinh viên dựa dẫm kinh tế hoàn toàn vào bố mẹ, bạn đọc Minh Hoang bình luận: "Có lẽ dần dần, tư duy chỉ trông đợi 100% học phí Đại học vào túi tiền bố mẹ sẽ trở nên lạc hậu. Nhà tôi có đứa cháu muốn đi học Đại học ở Hà Lan, nhưng bố mẹ không có tiền, nên ngay từ lớp 10, cháu đã tìm tòi mọi cách để đạt học bổng du học, bố mẹ chỉ cần hỗ trợ rất ít.
Cá nhân tôi học ở trường trong nước, nhưng từ năm thứ hai đã đi làm thêm đúng ngành nghề và cố học để kiếm học bổng của trường. Sau khi ra trường, tôi có luôn 3-4 năm kinh nghiệm. Khi du học ở Pháp, tôi thấy các bạn sinh viên hầu như đều rất tự lập về tài chính khi qua tuổi 18 chứ không phụ thuộc gia đình. Thế nên, học đại học hay không, bản thân mỗi người cũng phải tự cân nhắc. Thay vì kêu ca học phí cao, nếu bạn thực sự muốn học thì phải chấp nhận vay vốn hoặc đi làm thêm, kiếm học bổng để bù vào... Tính tự lập của mỗi người sẽ quyết định tất cả.
Tuy không tổ chức thi đại học tập trung nhưng để được vào các trường đại học Mỹ cũng không phải là một điều dễ dàng. Theo đó, học sinh phải vượt qua các tiêu chí tuyển sinh rất khắt khe. Các trường sẽ đòi hỏi rất nhiều thông tin trong bộ hồ sơ dự tuyển như điểm học bạ, điểm SAT hoặc ACT, hoạt động ngoại khóa, bài luận,…Do đó, để chuẩn bị cho kế hoạch du học Mỹ của mình, học sinh nên tìm hiểu kỹ về cách thức tuyển sinh của từng trường.
Các trường đại học sẽ yêu cầu điểm tổng kết từ năm lớp 9 tới lớp 11 do kỳ tuyển sinh sẽ diễn ra vào đầu năm lớp 12. Ngoài ra, học sinh có thể cung cấp thêm thứ hạng trong lớp hoặc toàn khối. Tuy nhiên, điều này là không bắt buộc. Học sinh thủ khoa hoặc nằm trong top 5%, 10% sẽ có sự ưu ái đặc biệt, là điều kiện quan trọng để vào các trường đại học danh giá.
Đây là kỳ thi quan trọng đánh giá học lực để được nhận vào các trường đại học. Thí sinh có thể lựa chọn thi 1 trong 2 nhưng để an toàn thì nhiều bạn sẽ thi cả hai kỳ. Ngoài ra, bạn có thể thi SAT hoặc ACT nhiều lần để chọn ra điểm thi cao nhất.
Bên cạnh vấn đề học lực, các nhà tuyển sinh còn muốn sinh viên trường mình năng động, sáng tạo và có tốt chất lãnh đạo. Do đó, những thí sinh có lịch sử hoạt động ngoại khóa sẽ ghi điểm trong mắt các nhà tuyển sinh.
Thí sinh có thể liệt kê đa dạng các hoạt động ngoại khóa của mình như thể thao, nghệ thuật, xã hội,…Trong đó, nội dung phải được mô tả chi tiết các hoạt động của mình, thời gian tham gia và thành tích (nếu có). Đây không chỉ là yếu tố quan trọng để được nhận vào trường đại học mà còn giúp bạn có cơ hội nhận được học bổng.
Ở mỗi trường đại học sẽ yêu cầu thí sinh viết 1 bài hoặc vài bài luận với các chủ đề khác nhau và có giới hạn số lượng từ. Mục đích của bài luận không chỉ đánh giá khả năng viết mà còn giúp các nhà tuyển dụng hiểu hơn về tính cách, thái độ và suy nghĩ của thí sinh.
Lời khuyên của các nhà tuyển sinh dành học sinh là be yourself (hãy là chính mình). Khi viết bài luận một cách chân thực, thể hiện góc nhìn và cá tính riêng của bản thân để gây ấn tượng. Các bài luận sao chép hay nhờ người viết hộ sẽ bị loại ngay lập tức, thậm chí còn bị trừng phạt khá nặng.
Thông thường sẽ có hai thư giới thiệu đến từ giáo viên và quan chức nhà trường. Thư giới thiệu sẽ giúp các nhà tuyển dụng hiểu hơn về những điều thí sinh cũng như kiểm tra những thông tin mà thí sinh đã viết. Đây cũng là cách để các trường đại học đánh giá rõ nét đối với một học sinh.