Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc triển khai thi hành Nghị định số 75 của Chính phủ để hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị, cơ quan liên quan xác định đối tượng, tổ chức thực hiện để bảo đảm quyền lợi cho người dân được hưởng chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) theo quy định tại Nghị định số 75/2023/NĐ-CP.
Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc triển khai thi hành Nghị định số 75 của Chính phủ để hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị, cơ quan liên quan xác định đối tượng, tổ chức thực hiện để bảo đảm quyền lợi cho người dân được hưởng chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) theo quy định tại Nghị định số 75/2023/NĐ-CP.
Hai mảng nghiệp vụ chính của một Ngân hàng là: Huy động vốn và Cho vay (Tín dụng).
Mảng Huy động vốn rất đơn giản về thủ tục pháp lý và số lượng công việc. Trái lại, Mảng Tín dụng có rất nhiều Thủ tục Hồ sơ để đảm bảo nguồn vốn của ngân hàng phải có khả năng thu về; phải có bảo đảm bằng tài sản; phải sinh lời….
Vì vậy, Nghiệp vụ Tín dụng vừa NHIỀU VIỆC, vừa là hoạt động SINH LỜI CHÍNH và vừa hàm chứa nhiều RỦI RO.
Đảm đương trọng trách chính trong mảng Tín dụng là các Nhân viên tín dụng (hay Chuyên viên Quan hệ khách hàng); một số ngân hàng gọi tắt tên tiếng Anh là RO/RA (ACB); hay CRO (SeAbank). Họ là những người có trách nhiệm tìm kiếm các khách hàng có nhu cầu vay và lôi kéo về Ngân hàng. Họ cũng là người soạn Đề xuất cho vay, kiểm tra sau vay; thực hiện bán chéo nhiều sản phẩm khác (Kể cả Huy động vốn);…
Nhân viên Tín dụng rất nhiều việc. Vì vậy, nhằm hạn chế rủi ro đạo đức, rủi ro nghiệp vụ; đảm bảo minh bạch cho các món vay và giảm tải gánh nặng cho Chuyên viên Tín dụng (để họ có nhiều thời gian hơn tiếp thị khách hàng mới), bộ phận Hỗ trợ Tín dụng đã được thành lập.
Được đề cập là một chức vụ có mức lương ổn định, khá hậu hĩnh nên nhiều người đã từng “ngã ngửa” khi biết lương vị trí hỗ trợ tín dụng trong ngân hàng chỉ có từ 5 – 7 triệu đồng. Tuy nhiên bạn cũng chớ vội hụt hẫng mất vui bởi đây chỉ là mức lương cơ bản.
Theo chia sẻ của dân nhà nghề thì mức lương tổng của vị trí này có thể tăng lên gấp nhiều lần và tỉ lệ thuận theo hiệu quả công việc. Thêm vào đó mức lương này sẽ dựa trên năng lực và có thể xem xét tăng theo mức mỗi năm.
Bởi thế đây được xem là công việc ổn định và được nhiều người gắn bó lâu dài.
Lộ trình thăng tiến của nhân viên hỗ trợ về mảng tín dụng được xem là một trong những lộ trình nhanh và có tính hấp dẫn. Bạn có biết lộ trình thăng tiến của nhân viên hỗ trợ tín dụng là gì? Thời gian bao lâu và có yêu cầu gì không?
Khoảng mỗi 2 năm hoặc thấp hơn vị trí này sẽ có cơ hội tiến thêm một bước trong công việc của mình. Đương nhiên để đạt được kết quả đáng mong đợi thì sự nỗ lực, chăm chỉ của bạn là không thể thiếu.
Bạn phải có đủ số năm kinh nghiệm và hoàn thành các chỉ tiêu được đề ra cho vị trí công việc của mình, năng lực để làm việc ở vị trí cao hơn.
0 – 2 năm đầu: Chuyên viên hỗ trợ tín dụng
4 – 6 năm: Trưởng phòng, phó phòng hỗ trợ về tín dụng tại các Chi nhánh
6 – 8 năm: Phó Giám đốc Vận hành tại Chi nhánh
Trên 10 năm: Các vị trí cấp cao tại Hội Sở ngân hàng
Ngoài ra nhân viên hỗ trợ công việc cấp phát tín dụng còn có thể chuyển giao sang các vị trí chuyên viên khác trong ngân hàng nếu có mong muốn và đủ năng lực.
Việc có nên làm nhân viên hỗ trợ tín dụng hay không còn tùy thuộc vào cá nhân mỗi người. Bởi khi lựa chọn hay không lựa chọn một công việc bất kỳ thì chúng ta có rất nhiều lý do, vị trí này cũng vậy.
Đây là một công việc nhìn có vẻ đơn giản nhưng cũng khá áp lực, đổi lại đãi ngộ của công việc cũng khá cao. Chưa kể nếu những ai phù hợp thì cơ hội thăng tiến cũng vô cùng nhanh chóng, mức lương cũng vô cùng hậu hĩnh.
Ngược lại nếu không sở hữu những điểm hỗ trợ cho vị trí cấp phát tín dụng này thì đây quả là một công việc đầy tính thách thức cho bạn. Công việc sẽ đòi hỏi ở bạn sự hiểu biết sâu rộng đối với chuyên môn, kỹ năng.
Hơn thế còn phải hiểu biết về pháp luật, phải có sự tỉ mỉ, cẩn thận và có khả năng chịu áp lực, có trách nhiệm trong công việc. Nếu là người có đam mê làm việc trong môi trường ổn định, có đầy đủ kỹ năng, có chí cầu tiến và sự ổn trọng cần có thì bạn nên thử tìm hiểu công việc này.
Vậy nên đáp án cho câu hỏi có nên làm nhân viên hỗ trợ tín dụng hay không sẽ phụ thuộc vào chính bạn thân của bạn.
Tùy vào từng Ngân hàng sẽ có sự khác biệt đôi chút.
Các công việc định kỳ hàng ngày
Việc làm hỗ trợ tín dụng nói là khó thì cũng chẳng khó, dễ thì cũng chẳng dễ bởi đây là một vị trí công việc đòi hỏi khả năng chuyên môn và đức tính đặc thù của nhân viên.
Trong đó các kỹ năng chuyên môn về tín dụng là điều không thể thiếu để phục vụ công tác kiểm soát, soạn thảo và theo dõi quy trình cấp phát tín dụng. Bên cạnh đó kiến thức pháp luật cũng là một yêu cầu cần thiết của nhân viên tín dụng để kiểm soát các chứng từ, quy trình, hỗ trợ các bộ phận khác.
Cuối cùng là đức tính cẩn trọng, tỉ mỉ, nghiêm túc và chuyên nghiệp trong công tác làm việc để đảm bảo tính minh bạch chính xác và hạn chế rủi ro cho ngân hàng.
Như vậy để có thể trở thành một chuyên viên HTTD chuyên nghiệp thì ứng viên phải có kỹ năng chuyên môn, kỹ năng làm việc, kiến thức pháp luật, kiến thức chuyên ngành,…. và phẩm chất đức tính mà công việc kiểm soát cấp phát tín dụng này cần.
Trên đây là những thông tin chung, cơ bản về Hỗ trợ tín dụng và trách nhiệm của một nhân viên Hỗ trợ tín dụng. Hy vọng với bài tổng hợp này của UB Academy, bạn đã có hiểu biết nhất định về vị trí bạn quan tâm.
(Báo Quảng Ngãi)- Thành phố Quảng Ngãi thực hiện tốt công tác chăm lo nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Qua đó, giúp các gia đình có thêm động lực để vươn lên trong cuộc sống.
Ấm áp những ngôi nhà đại đoàn kết
Hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, nên ông Phạm Bạn (89 tuổi), ở thôn An Đạo, xã Tịnh Long (TP.Quảng Ngãi) sống trong ngôi nhà cấp 4 dột nát suốt nhiều năm. Thấu hiểu hoàn cảnh của ông Bạn, đầu năm 2024, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Tịnh Long đã hỗ trợ ông 10 triệu đồng từ Quỹ “Vì người nghèo” cấp xã để xây dựng nhà ở. Cùng với đó, chính quyền xã Tịnh Long đã huy động các tổ chức, cá nhân hỗ trợ ông Bạn 14 triệu đồng. Từ số tiền này, cộng với kinh phí do người thân, họ hàng đóng góp, ông Bạn sửa chữa nhà vào tháng 3/2024. "Tôi sống cùng con gái bị bệnh tâm thần. Mỗi tháng, hai cha con được nhận trợ cấp xã hội hơn 1,2 triệu đồng. Với số tiền này, hai cha con tằn tiện lắm cũng chỉ đủ tiền mua rau, cá qua ngày. Vậy nên, nếu không được Nhà nước và các nhà hảo tâm giúp đỡ, hai cha con tôi không thể nào có được một ngôi nhà được sửa chữa kiên cố như hôm nay", ông Bạn xúc động nói.
Hơn nửa năm kể từ ngày về nhà mới, chị Bùi Thị Hiền, ở thôn Thống Nhất, xã Tịnh Ấn Tây (TP.Quảng Ngãi) bồi hồi bảo, nhờ được Nhà nước hỗ trợ 40 triệu đồng, mẹ con tôi mới có cơ hội được sống trong ngôi nhà kiên cố. Là mẹ đơn thân nuôi con nhỏ, thường xuyên bị đau ốm, không có nghề nghiệp ổn định nên chị Hiền không có điều kiện xây dựng nhà ở. Trước hoàn cảnh của chị Hiền, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Tịnh Ấn Tây đã hỗ trợ chị 40 triệu đồng từ Quỹ “Vì người nghèo”. Từ sự trợ giúp kịp thời, thiết thực này, các anh em trong gia đình và họ hàng, hàng xóm của chị Hiền hỗ trợ vật liệu xây dựng, ngày công để chị dựng nhà ở. Sau 3 tháng xây dựng, đến cuối tháng 3/2024, ngôi nhà cấp 4 khang trang đã hoàn thành trong niềm hạnh phúc của mẹ con chị Hiền. Chị Hiền chia sẻ, từ sự hỗ trợ của Nhà nước và người thân, tôi được tiếp thêm động lực để phát triển kinh tế, phấn đấu chăm lo cho con có cuộc sống đủ đầy hơn.
Linh hoạt trong huy động nguồn lực Không chỉ hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo xây dựng nhà ở từ Quỹ “Vì người nghèo”, hệ thống chính trị các cấp ở TP.Quảng Ngãi đã tích cực vào cuộc, huy động tối đa các nguồn lực cho công tác này. Nhờ đó, nhiều ngôi nhà đại đoàn kết đã được xây dựng và trao cho người dân theo kiểu “chìa khóa trao tay”, để các hộ nghèo, cận nghèo không phải bỏ thêm chi phí.
Trong ngôi nhà đại đoàn kết còn thơm mùi sơn mới, anh Hạ Đức Ba, ở thôn Mỹ Lệ, xã Tịnh Châu (TP.Quảng Ngãi) cho biết, năm nay là năm đầu tiên tôi lo cúng giỗ cho cha trong ngôi nhà khang trang, kiên cố. Cha mẹ đều đã qua đời, anh Ba một mình gồng gánh mưu sinh để lo cho 2 người chị bị bệnh tâm thần. Không có nghề nghiệp ổn định, kinh tế gia đình chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng, nên anh Ba cùng 2 chị sống trong cảnh thiếu trước hụt sau. Ngôi nhà cấp 4 của gia đình anh Ba xuống cấp từ lâu nhưng không có tiền để sửa chữa, xây mới.
Đầu năm 2024, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Tịnh Châu đã hỗ trợ anh 20 triệu đồng từ Quỹ “Vì người nghèo”. Cùng với đó, địa phương đã vận động doanh nghiệp tài trợ thêm 100 triệu đồng. Từ nguồn kinh phí 120 triệu đồng này, anh Ba đã xây dựng được căn nhà mơ ước cho mình và 2 chị gái mà không cần phải vay mượn thêm. “Với hoàn cảnh của tôi, nếu chỉ được hỗ trợ 20 triệu đồng từ Quỹ “Vì người nghèo” thì tôi không thể nào xoay xở thêm kinh phí để xây dựng nhà. Tôi vô cùng biết ơn khi được chính quyền địa phương lo trọn gói kinh phí để xây nhà”, anh Ba chia sẻ.
Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.Quảng Ngãi Phạm Phới cho biết, trong 5 năm (2019 - 2024), hệ thống Mặt trận các cấp trên địa bàn TP.Quảng Ngãi đã vận động Quỹ "Vì người nghèo” khoảng 9,5 tỷ đồng; tiếp nhận hơn 2,8 tỷ đồng từ nguồn Quỹ "Vì người nghèo" của tỉnh. Đồng thời, vận động được hơn 32 tỷ đồng cho các chương trình an sinh xã hội. Từ đó, đã hỗ trợ xây dựng và sửa chữa hơn 260 ngôi nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo địa phương và hỗ trợ hàng nghìn gia đình phát triển sản xuất, giúp hộ nghèo, cận nghèo từng bước vươn lên trong cuộc sống.
Không chỉ trường hợp gia đình anh Hạ Đức Ba được chính quyền xã Tịnh Châu tập trung huy động từ nhiều nguồn lực để lo toàn bộ chi phí xây dựng nhà, mà trước đó, từ năm 2021 - 2023, địa phương cũng huy động các tổ chức, cá nhân hơn 300 triệu đồng hỗ trợ 3 hộ nghèo của địa phương xây nhà mới. Trong ngôi nhà đại đoàn kết khang trang, bà Đặng Thị Bộ, ở thôn Phú Bình, xã Tịnh Châu cho biết, toàn bộ chi phí xây dựng nhà, tôi được Nhà nước lo. Kể từ khi có nhà mới, tôi có chỗ để mở quán bánh xèo kiếm sống, nâng cao thu nhập. Kinh tế gia đình nhờ đó đỡ chật vật hơn.
Nhà cũ dột nát, không đảm bảo an toàn vào mùa mưa bão, nhưng do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, nên bà Bộ không có điều kiện xây nhà mới. Năm 2022, bà Bộ được chính quyền địa phương kết nối với các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh tài trợ toàn bộ chi phí xây nhà với khoảng 160 triệu đồng. Từ sự linh hoạt, năng động trong huy động các nguồn lực, chính quyền địa phương đã giúp bà Bộ giải quyết được khó khăn về nhà ở mà không phải vay mượn thêm để xây dựng nhà.
Về vấn đề này, Bộ Tài chính trả lời cử tri TP. Hải Phòng như sau:
Căn cứ Luật BHYT và Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT, đã có nhiều chính sách hỗ trợ đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình, nhất là khu vực nông thôn, vùng khó khăn, cụ thể:
- Các đối tượng được ngân sách Nhà nước hỗ trợ trực tiếp:
Đối tượng là người thuộc hộ gia đình cận nghèo đang sinh sống tại các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững và các huyện được áp dụng cơ chế, chính sách theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP được ngân sách Nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng BHYT.
Đối tượng là người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo tiêu chí chuẩn cận nghèo theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; người thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều (trừ đối tượng là người thuộc hộ gia đình nghèo theo tiêu chí về thu nhập, người thuộc hộ nghèo đa chiều có thiếu hụt về BHYT quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 và các quyết định khác của cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế chuẩn nghèo áp dụng cho từng giai đoạn) được ngân sách Nhà nước hỗ trợ tối thiểu 70% mức đóng BHYT.
Đối tượng là người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được ngân sách Nhà nước hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng BHYT.
Ngoài ra, căn cứ khả năng ngân sách địa phương và các nguồn hợp pháp khác, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định mức hỗ trợ đóng BHYT cho các đối tượng nêu trên cao hơn mức hỗ trợ do Chính phủ quy định.
- Các đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình còn lại (ngoài các đối tượng được ngân sách Nhà nước hỗ trợ trực tiếp nêu trên) được hỗ trợ thông qua việc giảm mức đóng BHYT, cụ thể: Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Mức chi thù lao cho tổ chức làm đại lý thu BHYT
Hiện nay, việc quy định tỷ lệ % mức chi thù lao cho tổ chức làm đại lý thu BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình... được quy định tại Điểm a, Khoản 5, Điều 9 Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg ngày 27/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý tài chính về BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, cụ thể:
Chi phí thu BHXH tự nguyện, thu BHYT của người tham gia theo hộ gia đình, của học sinh, sinh viên (gồm: Chi đào tạo, tập huấn, thù lao cho đại lý thu). Mức chi bằng 7% so tiền đóng của người tham gia, trừ số thu do ngân sách Nhà nước, tổ chức, cá nhân hỗ trợ. Mức chi cụ thể đối với từng nhóm đối tượng tham gia và của từng tỉnh, thành phố do Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quy định phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương; trong đó, mức chi thù lao cho tổ chức làm đại lý thu bằng 75% mức chi do Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quy định.
Thực hiện quy định tại Khoản 1, Điều 11 Luật BHXH (sửa đổi) và Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2019 kèm theo Văn bản số 430/VPCP-TH ngày 20/2/2019 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính đã có Tờ trình số 92/TTr-BTC ngày 28/6/2019 trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg ngày 27/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó sửa đổi theo hướng tăng mức chi phí thu và tập trung tăng mức chi thù lao đại lý thu đối với đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, nâng mức chi thù lao cho tổ chức làm đại lý thu BHXH tự nguyện để đại lý thu thực hiện công tác đào tạo bồi dưỡng nhân viên đại lý, tổ chức hội nghị khách hàng... nhằm mục tiêu tăng tỷ lệ người tham gia BHXH tự nguyện.
Mức chi thù lao cho đại lý thu cụ thể đối với từng nhóm đối tượng tham gia (đối tượng tham gia lần đầu, đối tượng tiếp tục tham gia) và của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quyết định phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương.
Đối với mức chi thù lao cho tổ chức làm đại lý thu BHYT, giữ nguyên tỷ lệ 7% đã được quy định tại Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg ngày 27/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ do tỷ lệ bao phủ BHYT đã đạt chỉ tiêu đề ra, mức tỷ lệ này bảo đảm đủ chi phí để tiếp tục tập trung tuyên truyền, vận động đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình.