SKĐS - Chị gái tôi sinh cháu được hơn 2 năm nhưng bé có biểu hiện chậm nói, không chú ý đến các phản xạ, đi khám các bác sĩ chẩn đoán bé bị tự kỷ.
SKĐS - Chị gái tôi sinh cháu được hơn 2 năm nhưng bé có biểu hiện chậm nói, không chú ý đến các phản xạ, đi khám các bác sĩ chẩn đoán bé bị tự kỷ.
Trẻ thường đi học muộn hơn, ít hòa nhập với bạn, khó khăn về ngôn ngữ giao tiếp, khó khăn về học tập nhất là những môn xã hội.
Trẻ tự kỷ nặng cần được giáo dục đặc biệt, trẻ tự kỷ nhẹ có thể đi học hòa nhập. Một số trẻ có ngôn ngữ giao tiếp sau này lớn lên có thể sống tự lập, có việc làm, tuy nhiên vẫn thường cô độc trong cộng đồng. Nhiều người tự kỷ khác sống phụ thuộc vào gia đình hoặc cần được đưa vào trung tâm.
Việc điều trị tích cực sớm có thể cải thiện chức năng ngôn ngữ và xã hội, việc chậm chẩn đoán dẫn đến hậu quả xấu. Có khoảng 50% trẻ tự kỷ thể điển hình có thể không nói được hoặc nói rất ít ở tuổi trưởng thành.
Không có nguy cơ tăng lên của bệnh tâm thần phân liệt ở người lớn nhưng giá phải trả cho sự chậm trễ trong chẩn đoán và can thiệp là rất cao.
Tiên lượng tốt liên quan đến trí tuệ cao, ngôn ngữ có chức năng và ít những triệu chứng hành vi kỳ lạ. Khi trẻ lớn lên một số triệu chứng có thể thay đổi, một số có thể có hành vi tự gây thương tích.
Mối nguy hại khi trẻ em xem tivi quá nhiều và cách khắc phục
Tự kỷ không chỉ là bệnh của trẻ nhỏ mà ngay cả người lớn cũng có rất nhiều người mắc phải. Tìm hiểu về các dấu hiệu để phát hiện bệnh cũng như đưa ra phương pháp điều trị sớm giúp tăng cơ hội hòa nhập cộng đồng cho người bệnh.
Tự kỷ là một rối loạn phát triển thần kinh với đặc trưng là tương tác và giao tiếp xã hội kém, sự phát triển trí tuệ không đều, thậm chí chậm phát triển.
Bệnh lý này thường bắt đầu từ thời thơ ấu. Tuy nhiên nếu các biểu hiện nhẹ thì khó phát hiện, dẫn đến việc điều trị muộn, ảnh hưởng đến cuộc sống và sự phát triển của người bệnh.
Tự kỷ được chia thành 2 loại là:
Tự kỷ bẩm sinh (tự kỷ điển hiện): Đây là dạng tự kỷ được phát hiện ngay khi bé được sinh ra đến khi trẻ được 3 tuổi. Biểu hiện đặc trưng là trẻ chậm phát triển.
Tự kỷ không điển hình: Ở dạng tự kỷ này, em bé vẫn phát triển bình thường từ 12 - 30 tháng tuổi. Sau đó, trẻ đột ngột thoái triển hoặc không phát triển với biểu hiện là mất hết các kỹ năng đã được học và những dấu hiệu khác.
Tự kỷ có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Tùy vào nhóm tuổi, người bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau.
Những em bé bị tự kỷ thường có những biểu hiện dưới đây:
Trẻ không giao tiếp với mẹ và người thân bằng mắt ngay từ khi còn nhỏ, không nhìn thẳng vào mắt người đối diện, khó phân biệt người lạ - người quen, không biết bày tỏ tình yêu thương với bố mẹ… Khi đi học, trẻ thường thu mình, ít chơi đùa với các bạn và không nhận thức được việc cô giáo khen ngợi hay la mắng.
Trẻ có thói quen thích chơi một đồ chơi nhất định, thích quan sát một vài chi tiết nhỏ của đồ chơi. Trẻ có thể phớt lờ lời nói của cha mẹ nhưng lại thích thú với những âm thanh nhỏ tự trẻ tạo ra như tiếng gõ vào đồ vậy, tiếng gãi…
Nhiều trẻ không biết sợ khi gặp nguy hiểm, thậm chí tự gây thương tích cho mình như đánh vào đầu, cào cấu tay chân.
Trẻ thường có biểu hiện chậm nói, chỉ nói được những âm đơn giản, thiếu ngữ điệu. Thường lẩm bẩm một mình hoặc nhại lại lời người khác. Đôi khi lặp đi lặp lại những âm vô nghĩa..
Người lớn bị tự kỷ thường có những biểu hiện sau:
Đối với các mối quan hệ xung quanh:
Gặp vấn đề trong phát triển kỹ năng giao tiếp xã hội, nét mặt thương không biểu cảm và tư thế cơ thể không được tự nhiên.
Thiếu sự đồng cảm với người khác.
Khó thiết lập tình bạn và khó hòa nhập với mọi người.
Ít quan tâm và chia sẻ với người khác.
Người tự kỷ thường tiếp thu chậm, học tập và làm việc kém năng suất.
Khó bắt đầu một cuộc trò chuyện và khó duy trì cuộc trò chuyện.
Thường có thói quen rập khuôn, lặp đi lặp lại một vài hành động, câu từ nào đó.
Khó hiểu được ý nghĩa của những câu nói ẩn ý.
Người mắc chứng tự kỷ thường tập trung vào một bộ phận cụ thể nào đó của món đồ quen thuộc chứ không quan tâm đến toàn bộ đồ vật. Ví dụ họ có thể chỉ quan sát bánh xe mà không tập trung toàn bộ vào chiếc xe.
Rập khuôn các hành vi một cách máy móc, thiếu tính linh hoạt.
Tỏ ra quan tâm về một chủ đề nhất định nào đó. Ví dụ, bị thu hút bởi trò chơi điện tử mà không quan tâm đến những thứ khác.
Ngược lại, một số trẻ lại sợ hãi lo lắng quá mức. Nhiều trẻ ăn uống khó khăn như ăn không nhai, chỉ ăn một số thức ăn nhất định.
Cuốn hút nhiều giờ xem ti vi quảng cáo, luôn cầm nắm một thứ trong tay như bút, que, tăm, giấy, chai lọ, đồ chơi có mầu ưa thích hoặc có độ cứng mềm khác nhau.
Quay bánh xe, quay đồ chơi, gõ đập đồ chơi, nhìn các thứ chuyển động, đi về theo đúng một đường, ngồi đúng một chỗ, nằm đúng một vị trí, đóng mở cửa nhiều lần, giở sách xem lâu, luôn bóc nhãn mác, bật nút điện, bấm vi tính, bấm điện thoại, tháo rời đồ vật tỉ mỉ, xếp các thứ thành hàng...
Nguyên nhân của tự kỷ vẫn chưa được xác định, nhưng được cho là do đa yếu tố với vai trò chính là di truyền. Nhiều gen bất thường kết hợp với sự tác động một phần của yếu tố bất lợi do môi trường đã gây tự kỷ.
Tự kỷ điển hình và hội chứng Asperger gặp ở nam nhiều hơn ở nữ, nên được cho là có liên quan đến nhiễm sắc thể X. Trẻ tự kỷ cũng thường có những rối loạn thần kinh khác. Nguyên nhân của tự kỷ không liên quan đến sự xa cách tình cảm giữa trẻ với cha mẹ. Nhiều nghiên cứu xác định không có bằng chứng về mối liên quan giữa tự kỷ với tiêm vaccine.
Tự kỷ được cho là bệnh lý của não do rối loạn phát triển thần kinh.
Tùy vào mức độ tự kỷ và thời điểm can thiệp, có thể áp dụng các phương pháp điều trị bệnh khác nhau. Mục tiêu của việc điều trị tự kỷ là tối đa hóa tính độc lập và giảm các hành vi có khả năng hạn chế kỹ năng.
Để điều trị hiệu quả bệnh tự kỷ, có thể lựa chọn hoặc kết hợp các liệu pháp dưới đây:
Liệu pháp can thiệp hành vi nên được bắt đầu từ sớm để nhắm vào các triệu chứng của tự kỷ dựa vào nguyên tắc sửa đổi hành vi. Đây là một quá trình can thiệp hành vi chuyên sâu giúp cải thiện các hành vi mong muốn và giảm thiểu các hành vi không mong muốn.
Tùy vào độ tuổi, mục tiêu hoặc các kỹ năng của người bệnh sẽ có cách tiếp cận khác nhau. Biện pháp can thiệp hành vi được chứng minh là có hiệu quả khi áp dụng cho nhiệm vụ học tập, các kỹ năng xã hội, giao tiếp, kỹ năng sống và kỹ năng nghề nghiệp.
Người mắc bệnh tự kỷ cần có một kế hoạch giáo dụng chuyên sâu và cá nhân hóa để giúp cải thiện bệnh. Các chương trình giáo dục có thể khác nhau nhưng đều chung mục tiêu là tăng cường giao tiếp bằng lời nói và giao tiếp không lời nói cũng như các kỹ năng khác về xã hội, vận động và học thuật.
Liệu pháp nói - ngôn ngữ là phương pháp can thiệp điều trị tự kỷ phổ biến nhất. Bao gồm củng cố âm thanh lời nói, tăng cường hành vi giao tiếp, bắt chước âm thanh…
Biện pháp can thiệp ngôn ngữ bao gồm giao tiếp trao đổi hình ảnh, thiết bị tạo giọng nói, ngôn ngữ ký hiệu, hỗ trợ trực quan…. Ngoài ra có thế có một số phương pháp khác để giúp nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ thực dụng.
Can thiệp phát triển được thiết kế dựa theo lý thuyết phát triển. Với trẻ nhỏ, phương pháp này giúp trẻ học tương tác xã hội, điều chỉnh cảm xúc khi tương tác với người khác và tăng kỹ năng giao tiếp. Với người lớn, phương pháp này giúp tăng mức độ phản ứng của họ, giúp họ tham gia và các chiến lược tương tác không chủ động để phát triển kỹ năng giao tiếp và xã hội.
Hiện nay không có loại thuốc nào có thể điều trị khỏi các triệu chứng giao tiếp và xã hội của người bị tự kỷ. Tuy nhiên, cũng có thể sử dụng thuốc để điều trị một số triệu chứng ngắn như tự gây thương tích, hung hăng, nổi cơn thịnh nộ… để kiểm soát tốt hành vi.