Với chủ đề: "Thay đổi – Thách thức – Thích ứng", diễn đàn Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ 2022 sễ cùng bàn thảo nhiều nội dung để thúc đẩy quan hệ thương mại, đâu tư 2 nước.
Với chủ đề: "Thay đổi – Thách thức – Thích ứng", diễn đàn Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ 2022 sễ cùng bàn thảo nhiều nội dung để thúc đẩy quan hệ thương mại, đâu tư 2 nước.
Năm 1960, nhà hải dương học Jacques Piccard và sỹ quan Don Walsh đã lặn xuống nơi sâu nhất dưới đại dương là Challenger Deep ở độ sâu 7.918m.
Kỷ lục đó được giữ vững cho đến khi nhà thám hiểm Victor Vescovo thực hiện 3 lần lặn xuống Challenger Deep vào năm 2019. Lần sâu nhất ông đã lặn xuống là 10.923m. Quá trình lặn của ông kéo dài tổng cộng 12 giờ, trong đó có 4 giờ ở dưới đáy biển.
Điều này cũng khiến Vescovo trở thành người đầu tiên đến nơi cao nhất trên Trái đất là đỉnh núi Everest và điểm thấp nhất trên Trái đất.
Bên cạnh những khám phá đáng chú ý như 3 loài sinh vật biển mới hay lớp đá địa chất nằm ở nơi sâu nhất từng được tìm thấy… nhà thám hiểm Victor Vescovo từng tìm thấy một túi nylon và giấy gói kẹo ở độ sâu gần 11.000m. Điều này cho thấy, ngay cả những nơi xa xôi nhất trên Trái đất cũng không thoát khỏi thảm họa rác nhựa.
Mariana là rãnh đại dương hình lưỡi liềm nằm ở phía Đông quần đảo Mariana, Thái Bình Dương, với chiều dài khoảng 2.550km, rộng khoảng 69km. Đây là điểm thấp nhất của Thái Bình Dương và cũng là nơi sâu nhất trên Trái đất. Trong khi độ sâu trung bình của Thái Bình Dương khoảng hơn 4.100m, độ sâu nhất của rãnh Mariana là khoảng gần 11.000m.
Ngoài rãnh Mariana, Thái Bình Dương còn có một số rãnh có độ sâu lớn như rãnh Philippine sâu 10.545m, rãnh Tonga sâu 10.882m…
Trong khi đó tại Đại Tây Dương có một số rãnh sâu là rãnh Puerto Rico sâu 8.605m, rãnh Romancheb sâu 7.454m… Điểm sâu nhất ở Ấn Độ Dương là rãnh Diamantina với độ sâu 8.047m và rãnh Java có độ sâu tối đa là 7.455m.
Điểm sâu nhất của Nam Đại Dương là Factorian Deep nằm ở rãnh South Sandwich với độ sâu vào khoảng 7.432m. Tại Bắc Băng Dương, rãnh có độ sâu lớn nhất là rãnh Eurasian Basin với độ sâu 5.450m.
(PLO)- Hội chợ kinh tế thương mại và du lịch biên giới Trung - Việt năm 2024 diễn ra từ ngày 26-11 đến 1-12.
Ngày 14-11, tại trụ sở Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đã diễn ra chương trình hội nghị chiêu thương Hội chợ Kinh tế thương mại và du lịch biên giới Trung - Việt (Hồng Hà) năm 2024.
Hội nghị chiêu thương là hoạt động quảng bá, giới thiệu nhằm thu hút các doanh nghiệp, đơn vị tham gia trước khi Hội chợ Kinh tế thương mại và Du lịch biên giới Trung - Việt (Hồng Hà) năm 2024 chính thức diễn ra, dự kiến vào ngày 26-11 đến ngày 1-12, tại Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc tế Hà Khẩu (châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc).
Hội chợ do UBND tỉnh Lào Cai (Việt Nam), chính quyền tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) luân phiên tổ chức tại Hà Khẩu (Trung Quốc) và Lào Cai (Việt Nam). Đến nay hai bên đã phối hợp tổ chức 24 kỳ hội chợ. Năm 2024, hội chợ được tổ chức tại Hà Khẩu.
Giới thiệu sơ qua về tiềm năng, cơ hội hợp tác, ông Hoà Đào, Cục trưởng Cục Thương mại châu Hồng Hà cho biết, từ Hà Khẩu đến Hà Nội của Việt Nam chỉ khoảng 260km, đến cảng Hải Phòng 369km.
Tại châu Hồng Hà có ba cặp cửa khẩu cấp quốc gia gồm cửa khẩu đường sắt Hà Khẩu, cửa khẩu đường bộ Hà Khẩu và cửa khẩu Kim Thuỷ Hà.
“Tính riêng trong 9 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của châu Hồng Hà là 15,96 tỉ nhân dân tệ, trong đó kim ngạch xuất nhập khẩu với Việt Nam đạt 10,7 tỉ nhân dân tệ, tăng 93,6%” - ông Hoà Đào thông tin.
Đồng thời, hiện châu Hồng Hà cũng đang thúc đẩy những nền tảng chính sách tập trung về khu thí điểm thương mại tự do Trung Quốc (Vân Nam) phân khu Hồng Hà; khu khai thác kinh tế kỹ thuật Mông Tự cấp quốc gia; khu bảo thuế tổng hợp Hồng Hà; khu hợp tác kinh tế biên giới Hà Khẩu; khu thí điểm thương mại điện tử xuyên biên giới Trung Quốc (Hồng Hà).
Do vậy, với việc tổ chức hội chợ kinh tế thương mại và du lịch biên giới của hai nước lần này được hai bên kỳ vọng giúp thúc đẩy sự hợp tác, phát triển kinh tế, đầu tư giữa Lào Cai, các địa phương của Việt Nam với tỉnh Vân Nam và các địa phương của Trung Quốc.
Theo Ban tổ chức, hội chợ được phân thành hai khu, gồm khu gian hàng Trung Quốc và khu gian hàng Việt Nam. Khu gian hàng Trung Quốc có 600 gian hàng tiêu chuẩn, 8 khu triển lãm trang trí đặc biệt về các chuỗi ngành nghề sản phẩm điện tử, may mặc, triển lãm các khu công nghiệp, triển lãm logistics xuyên biên giới, sản phẩm đặc sản Đông Nam Á, triển lãm văn hoá du lịch…
Khu gian hàng Việt Nam có diện tích 3.800 m2, dự kiến bố trí 500-600 gian hàng tiêu chuẩn. Mặt hàng trưng bày gồm hàng nông, lâm, thủy sản, dược liệu, máy móc, thiết bị, hàng điện tử, giày dép; tiêu dùng; đồ gỗ gia dụng, đồ gỗ thủ công mỹ nghệ…
Ông Nguyễn Việt Cường, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai thông tin, phía Việt Nam dự kiến sẽ có khu gian hàng quốc gia, khu gian hàng của tỉnh Lào Cai, khu gian hàng của các đơn vị được hỗ trợ xúc tiến thương mại và khu gian hàng của các doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tham gia sẽ được hỗ trợ thủ tục hải quan và 100% phí, lệ phí, miễn tiền thuê gian hàng (200 gian hàng). Ban tổ chức ưu tiên doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu và có tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, doanh nghiệp có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia...
Theo Ban tổ chức, bên cạnh hoạt động triển lãm, bán hàng, trong khuôn khổ hội chợ còn có nhiều hoạt động, như hội đàm phát triển kinh tế, thương mại; hội nghị giao thương kinh tế, thương mại và hợp tác logistics xuyên biên giới; hội nghị thu hút đầu tư liên hợp Trung - Việt…
Sự kiện do Bộ Công Thương phối hợp với Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam, Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) và Chính quyền bang Oregon, Hoa Kỳ tổ chức.
Hội nghị sẽ do Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải chủ trì, với sự tham gia của đại diện UBND các tỉnh phía nam, đại diện Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam, Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN, các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội và doanh nghiệp.
Chương trình bao gồm hai nội dung chính “Thương mại hàng hóa trong không gian hợp tác mới” và “Thương mại và dịch vụ số”. Tại phiên thảo luận 1, các chuyên gia sẽ cung cấp thông tin về khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng (IPEF); hoạt động phòng vệ thương mại như cập nhật các biện pháp phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ hiện nay, xu hướng hợp tác và những lưu ý cho doanh nghiệp; những lưu ý về thương mại dệt may và đồ gỗ với Hoa Kỳ. Ngoài ra, các chuyên gia cũng sẽ cung cấp những phân tích, nhận định và khuyến nghị về sự thay đổi của chuỗi cung ứng toàn cầu, các Tập đoàn đa quốc gia của Hoa Kỳ đang cần những gì tại Việt Nam; giải pháp tăng cường kết nối logistics Việt Nam – Hoa Kỳ.
Tại phiên thảo luận thứ 2, các chuyên gia trao đổi về thương mại và dịch vụ số.
Cũng tại chương trình dự kiến sẽ diễn ra lễ ký kết MOU giữa Bộ Công Thương và Bang Oregon, Hoa Kỳ (TBA).
Bên lề sự kiện cũng diễn ra triển lãm và kết nối doanh nghiệp với 10-15 gian hàng.
Với sự tham gia chia sẻ, nhận định của các Bộ, ngành, doanh nghiệp, hiệp hội, cũng như các chuyên gia của Việt Nam và Hoa Kỳ, chương trình sẽ cung cấp một kênh trao đổi thông tin, quan điểm một cách toàn diện, đa chiều về xu hướng thị trường, nhận định triển vọng hợp tác và khuyến nghị các giải pháp thiết thực, kịp thời cho doanh nghiệp để thích nghi, nắm bắt những cơ hội thị trường mới và phát triển đột phá.
- Thời gian: 8h – 12h00, ngày 17 tháng 11 năm 2022
- Địa điểm: Khách sạn Sheraton Sài Gòn, 88 Đồng Khởi, Bến Nghé, Quận 1, TP HCM
- Chương trình dự kiến: https://bit.ly/chuongtrinhdiendanvnus2022vna
Quý doanh nghiệp mong muốn đăng ký tham dự diễn đàn vui lòng điền form đăng ký trực tuyến tại địa chỉ: http://bit.ly/vnustradeforum2022