Về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực Bảo trợ xã hội thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực Bảo trợ xã hội thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Chính sách công có thể có ảnh hưởng đến tất cả mọi người, nhưng đó vẫn là nói lời lý thuyết. Trên thực tế, người dân bình thường, với bao nhiêu áp lực cơm áo, chỉ quan tâm đến chính sách khi có chuyện xảy ra.
Nhưng chính sách công là việc quá quan trọng, đó là lý do xã hội cần một nhóm người chuyên theo dõi và làm việc để thúc đẩy các chính sách trong mọi lĩnh vực hướng đến những giá trị công tốt đẹp. Người học chính sách công thường là những người có quan tâm và mong muốn giải quyết các vấn đề trong cộng đồng của mình.
Học viên chính sách công trong một chuyến thực địa tại tỉnh Bạc Liêu tháng 4/2023. Ảnh: Quang Tuệ
"Người học chính sách công cần có hiểu biết rộng, không chỉ về chính sách mà còn các vấn đề có liên quan" - ông Khuất Quang Hưng, một chuyên gia và nhà tuyển dụng lâu năm trong lĩnh vực truyền thông đối ngoại đánh giá.
Theo ông, trong khi người học các chuyên ngành hẹp thường sẽ có kiến thức sâu một vấn đề, người học chính sách công lại cần phải có kiến thức toàn diện.
Ví dụ, không chỉ có khả năng hiểu các vấn đề vĩ mô, môi trường pháp luật, phân tích chính sách, quy trình ra chính sách, mà còn phải hiểu mong muốn của các bên tham gia, sức ảnh hưởng của các bên, cũng như biết rõ việc muốn tạo ra thay đổi thì cần tác động vào đâu.
"Nhu cầu về nhân sự như thế trong các tổ chức lớn lúc nào cũng có và vai trò của chính sách công đối với hoạt động của doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng" - ông Hưng nói.
Một chương trình Thạc sỹ Chính sách Công tốt có thể trang bị cho người học bộ kỹ năng của một người tạo ra thay đổi, đồng thời đặt họ vào trong một mạng lưới hiệu quả để tạo ra được các liên minh, huy động được nguồn lực cần thiết. Và trên hết, đó phải là nơi nuôi dưỡng được tinh thần phụng sự những giá trị chung.
Một chương trình chính sách công tốt trang bị cho học viên cách tiếp cận đa ngành trong giải quyết vấn đề và một mạng lưới hiệu quả để tạo ra thay đổi.
Trong suốt 15 năm qua, Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright đã đào tạo về chính sách công theo cách như thế.
Trong các giờ học của chương trình này, những chủ đề thời sự đi thẳng vào đề bài của học viên, chẳng hạn như chính sách giãn cách chống dịch COVID-19 của Việt Nam và các quốc gia, hay vấn đề bảo vệ dữ liệu công dân khỏi nguy cơ bị rò rỉ, bị đánh cắp...
Nền móng cho thương hiệu của chương trình học bổng thạc sĩ chính sách công này là: "Tầm nhìn toàn cầu, hành xử địa phương".
Đó cũng là câu ưa thích của PGS.TS. Phạm Duy Nghĩa, giảng viên cao cấp và giám đốc chương trình. Ông luôn coi việc cập nhật chương trình đào tạo theo diễn biến thời cuộc là mệnh lệnh nhất quyết trong sự nghiệp làm thầy của mình.
"Giá trị và nguyên tắc phổ quát cần giữ vững, nhưng thi hành chính sách công phải hợp thời. Khó có thể tạo ra thay đổi đáng kể nếu chúng ta không hiểu bối cảnh địa phương và thời đại chúng ta đang sống" - ông nói.
Chương trình học bổng Thạc sỹ Chính sách Công của Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright, Đại học Fulbright Việt Nam đã mở đơn ứng tuyển. Chương trình có hỗ trợ học bổng và chào đón ứng viên từ mọi ngành nghề. Đối với kỳ tuyển sinh 2023, trường áp dụng phương pháp xét tuyển hồ sơ.
Tìm hiểu thêm tại: https://fsppm.fulbright.edu.vn/vn/tuyen-sinh/tai-sao-chon-fsppm/
Nhiều chuyên gia về lao động nhận định hệ thống chính sách việc làm hiện tương đối đồng bộ nhưng còn thiếu các chính sách riêng nhằm đẩy mạnh tạo việc làm cho thanh niên, nhất là sinh viên, giới trẻ nông thôn. Các chính sách ưu đãi đối với thanh niên làm việc ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa chưa thực sự hấp dẫn. Trong khi đó, nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp không trở về địa phương, gây sức ép về việc làm ở khu vực thành thị.
Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) Lê Văn Thanh cho biết lao động thanh niên là một trong những bộ phận chính của lực lượng lao động, với khoảng 10,8 triệu người (chiếm 21,4% lao động cả nước), mang lại một nguồn cung lao động dồi dào và nhiều tiềm năng.
Theo Thứ trưởng Lê Văn Thanh, đào tạo nghề và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực luôn là yêu cầu của thị trường lao động, nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế hiện nay. Do đó, cải thiện về kỹ năng số, nâng cao trình độ tay nghề của lực lượng lao động thanh niên là rất quan trọng.
Những năm qua, Quốc hội đã thông qua nhiều luật liên quan, từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về việc làm, tạo hành lang pháp lý điều chỉnh các vấn đề về lao động, giải quyết việc làm theo hướng bền vững cho người lao động (NLĐ) nói chung, thanh niên nói riêng. Chính phủ cũng đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên.
Tuy nhiên, việc tạo việc làm cho thanh niên vẫn còn nhiều khó khăn. Cụ thể, nguồn lực cho các chương trình, dự án hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên còn hạn chế. Tỉ lệ lao động thanh niên qua đào tạo dù cao hơn tỉ lệ chung của cả nước song nhiều người vẫn thiếu các kỹ năng mềm, kỹ năng làm việc. Tình trạng thất nghiệp của một bộ phận thanh niên, nhất là nhóm tuổi 15-24, đang là thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam.
"So với thế giới và khu vực, tỉ lệ thất nghiệp ở Việt Nam không phải là vấn đề nghiêm trọng. Nhưng tỉ lệ thất nghiệp cao trong thanh niên phản ánh việc kết nối cung - cầu lao động chưa thực sự hiệu quả" - Thứ trưởng Lê Văn Thanh nhấn mạnh.
Về vấn đề này, TS Nguyễn Hoàng Hà, Văn phòng Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam, cho rằng việc phát triển nền kinh tế xanh, kinh tế số mà Việt Nam đang bắt nhịp rất nhanh với xu hướng chung của thế giới sẽ tạo ra nhiều việc làm mới. Do vậy, các chính sách hỗ trợ, giải quyết việc làm cho thanh niên trong thời đại công nghệ 4.0 quan trọng là trang bị cho họ những bộ kỹ năng để đủ năng lực thích ứng tham gia thị trường lao động mới này.
Nhờ chính sách vay vốn giải quyết việc làm, nhiều thanh niên đã mạnh dạn đầu tư sản xuất - kinh doanh và tạo việc làm cho nhiều người khác
Trong dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ LĐ-TB-XH đã đề xuất chính sách hỗ trợ việc làm cho thanh niên. Theo đó, nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân giải quyết việc làm cho thanh niên; tạo điều kiện cho thanh niên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong việc làm.
Thông qua các hoạt động như hướng nghiệp, tư vấn, giới thiệu việc làm; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề; hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, khởi sự doanh nghiệp; cho vay tạo việc làm, duy trì, mở rộng việc làm và đi làm việc ở nước ngoài..., dự thảo nêu rõ nguồn kinh phí hỗ trợ thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Cũng trong dự thảo, Bộ LĐ-TB-XH đề xuất chính sách hỗ trợ NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; khuyến khích, tạo điều kiện cho NLĐ có nhu cầu và khả năng đi làm việc ở nước ngoài. Trong đó, NLĐ là người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc hoặc hộ có đất thu hồi, thân nhân của người có công với cách mạng, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện, lao động thuộc huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo… có nhu cầu sẽ được nhà nước hỗ trợ.
Nhóm NLĐ này sẽ được hỗ trợ học ngoại ngữ, đào tạo nâng cao trình độ đủ tiêu chuẩn của nước tiếp nhận lao động; được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài, bao gồm cả những lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, người đi làm việc ở nước ngoài theo thỏa thuận giữa cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài. Đây là điểm mới, được đánh giá là sát với nhu cầu của NLĐ bởi hiện có nhiều hình thức đi làm việc ở nước ngoài.
Bộ LĐ-TB-XH khẳng định dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) sẽ là bước đột phá nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia, góp phần thúc đẩy phát triển thị trường lao động, hướng tới bảo đảm việc làm bền vững cho tất cả lao động.
Năm 2023, các hoạt động tư vấn, kết nối, định hướng nghề nghiệp, việc làm cho thanh niên được Trung ương Đoàn rất chú trọng. Qua đó, Đoàn Thanh niên các cấp tư vấn hướng nghiệp, việc làm cho trên 3,1 triệu đoàn viên, thanh niên; giới thiệu việc làm cho hơn 1,1 triệu người.
Trong năm 2024, Trung ương Đoàn tiếp tục đổi mới hình thức hoạt động tư vấn hướng nghiệp, việc làm, đào tạo nghề và dịch vụ việc làm trên nền tảng công nghệ số. Đồng thời, mở rộng quy mô và tăng cường kết nối giữa các trung tâm trong việc triển khai các hoạt động cung ứng và giới thiệu việc làm, tư vấn và xuất khẩu lao động...